Bài báo mới nhất của A. Jolie gửi cho Toà soạn New Yorks Times, suy nghĩ của chế cũng giống như mình!
ANGELINA JOLIE: CHÍNH SÁCH TỊ NẠN NÊN DỰA TRÊN THỰC TẾ, KHÔNG PHẢI VÌ SỢ HÃINgười tị nạn là những người đàn ông, phụ nữ và trẻ ẹm bị mắc kẹt trong cuộc chiến tranh tàn bạo hay đang sống trong nỗi lo sợ bị khủng bố. Họ không phải là kẻ gây ra các cuộc khủng bố, mà trái lại, họ thường là nạn nhân của chúng.
Tôi tự hào về lịch sử của đất nước chúng ta khi đã là nơi trú ẩn cho những người dễ bị tổn thương nhất. Hoa Kỳ đã đổ máu để bảo vệ cho lý tưởng rằng các quyền con người vượt qua mọi rào cản về văn hoá, địa lý, dân tộc và tôn giáo. Quyết định đình chỉ chương trình tái định cư cho người tị nạn đến Hoa Kỳ và từ chối công dân đến từ 7 quốc gia với phần lớn dân số theo đạo Hồi nhập cảnh vào Mỹ đã gây ra một cú sốc cho bạn bè của chúng ta khắp nơi trên thế giới.
Chúng ta hoàn toàn có quyền cân nhắc biện pháp nào hữu hiệu nhất để bảo vệ biên giới đất nước trước cuộc khủng hoảng tị nạn toàn cầu và mối đe doạ từ chủ nghĩa khủng bố. Mỗi chính phủ phải cân bằng quyền lợi của công dân mình và những trách nhiệm quốc tế của quốc gia đó. Nhưng phản ứng với tình hình đang diễn ra phải dựa vào thực tế chứ không phải nỗi sợ hãi.
Là mẹ của 6 người con, các con tôi được sinh ra ở những vùng đất khác nhau trên thế giới và chúng đều tự hào khi là công dân Mỹ, tôi rất mong đất nước chúng ta là nơi an toàn cho chúng và cho mọi trẻ em ở xứ cờ hoa này. Nhưng tôi cũng muốn biết rằng các trẻ em tị nạn có đủ điều kiện xin tị nạn sẽ luôn có cơ hội được khẩn cầu về trường hợp của mình trước một nước Mỹ giàu tình thương. Và chúng ta có thể kiểm soát nền an ninh của mình mà không cần cấm toàn bộ công dân của các nước khác, thậm chí cả đứa trẻ sơ sinh vì cho rằng họ không an toàn khi tới đất nước chúng ta chỉ bởi vì vị trí địa lý hay tôn giáo của họ.
Có một điều không đúng sự thật rằng: Không phải biên giới của đất nước đang trở nên lỏng lẻo hay người tị nạn muốn tới Mỹ đều không bị dò xét cặn kẽ.
Thực tế so với những người muốn nhập cảnh vào Mỹ, người tị nạn luôn nằm trong trường hợp sàng lọc cao nhất. Bao gồm nhiều tháng trời phỏng vấn và bị kiểm tra an ninh bởi FBI, Trung tâm chống khủng bố quốc gia, Bộ an ninh nội địa và Bộ ngoại giao.
Ngoài ra, chỉ có những trường hợp đau lòng nhứt mới được một suất ưu tiên tái định cư tại Mỹ, như những nạn nhân sống sót sau tra tấn, những phụ nữ hay trẻ em không thể tiếp tục sống nếu không được hỗ trợ y tế đặc biệt và khẩn cấp. Tôi đã từng thăm vô số các trại và thành phố nơi có hàng trăm ngàn người tị nạn gần như không thể tiếp tục sinh tồn và mỗi gia đình đều trải qua nỗi mất mát. Khi cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc cần xác định ai trong số họ mới cần được bảo vệ nhất, thì chúng tôi có thể đảm bảo rằng tất cả họ đều xứng đáng để hưởng sự an toàn, nơi cư ngụ và một khởi đầu mới ở những nơi mà như đất nước chúng ta có thể tạo điều kiện cho họ.
Và sự thật là chỉ một phần rất nhỏ (ít hơn 1%) những người tị nạn trên khắp thế giới được cấp phép tái định cư bao gồm ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Hiện có hơn 65 triệu người tị nạn và người di tản trên thế giới. Chín trên 10 số đó sống ở các quốc gia thu nhập trung bình và thấp, không phải ở các nước Tây phương giàu có. Có 2.8 triệu người tị nan Syria đang bơ vơ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Chỉ có khoảng 18 ngàn người Syria được cấp tái định cư tại Mỹ kể từ năm 2011.
Sự chênh lệch này chỉ ra một thực tế nghiêm túc hơn. Nếu chúng ta nói với người tị nạn rằng, chúng ta đã khép cánh cửa lại với họ hay phân biệt đối xử với họ dựa vào tôn giáo họ đang theo, thì chúng ta đang đùa với lửa. Chúng ta đang châm ngòi cho các bất ổn xảy ra khắp thế giới, thứ mà chúng ta đang tìm cách chống lại.
Chúng ta đang sống trong thời kỳ khủng hoảng tị nạn tồi tệ nhất kể từ Thế Chiến 2. Có nhiều quốc gia ở Phi châu và Trung Đông đầy ắp người tị nạn. Và nhiều nhà ngoại giao Mỹ đã gia nhập Liên Hiệp Quốc để kêu gọi các quốc gia mở cửa biên giới, để duy trì các tiêu chuẩn hỗ trợ quốc tế đối với người tị nạn. Những người làm công việc đó với tấm lòng rộng lượng đáng học hỏi.
Thử nghĩ xem, điều gì sẽ xảy ra nếu các quốc gia khác lợi dụng “an ninh quốc gia” như là một cái cớ để quay lưng với người tị nạn hay từ chối họ dựa trên vấn đề tôn giáo? Điều này sẽ có ý nghĩa thế nào với người tị nạn Rohingya ở Myanmar, hay người tị nạn Somali, hay hàng triệu người tản cư khác – những trường hợp tương tự như người Hồi giáo xin tị nạn hiện nay? Và điều này có mâu thuẫn gì với lệnh chống phân biệt đối xử dựa trên niềm tin hay tôn giáo được pháp luật quốc tế quy định?
Sự thật là ngay cả khi chỉ có một lượng nhỏ người tị nạn mà chúng ta có thể hỗ trợ, và chúng ta nhận ở mức tối thiểu, nhận để duy trì những công ước và tiêu chuẩn Liên Hiệp Quốc mà chúng ta đã chiến đấu rất khó khăn để dựng nên sau Thế Chiến 2, thì cũng vì lợi ích an ninh của riêng chúng ta.
Nếu chúng ta – những người Mỹ nói những nghĩa vụ quốc tế này đã không còn quan trọng nữa, thì chúng ta đang làm xuất hiện thêm nhiều người tị nạn mất đi một chỗ nương tựa, tăng thêm sự bất ổn, hận thù và bạo lực.
Nếu chúng ta tạo ra một suy nghĩ mới cho những người tị nạn, ngụ ý rằng người Hồi giáo không đáng để bảo vệ, thì chúng ta đang làm bùng lên chủ nghĩa cực đoan ở nước ngoài, còn tại trong nước thì đang huỷ hoại lý tưởng về tính hợp chúng mà cả 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hoà luôn ấp ủ, như câu: “Hoa Kỳ được cả thế giới uỷ thác vì có rất nhiều thế giới trong lòng Hoa Kỳ" của tổng thống Ronald Reagan. Nếu chúng ta chia cắt con người bằng đường biên giới của chúng ta, thì chúng ta cũng gây chia cắt cho chính mình.
Bài học qua những năm tháng chống khủng bố kể từ vụ 11 tháng 9 là mỗi lần chúng ta bắt đầu từ những giá trị của riêng mình, thì chúng ta lại làm trầm trọng thêm vấn đề mà chúng ta đang tìm cách giải quyết. Chúng ta không bao giờ cho phép các giá trị Mỹ trở thành một thứ tài sản thế chấp phải mất để tìm kiếm nền an ninh ổn định hơn. Đóng cánh cửa với người tị nạn hoặc phân biệt đối xử với họ không phải là cách giải quyết của chúng ta, và không làm chúng ta an toàn hơn. Hành động trong sợ hãi không phải là con đường đi của chúng ta. Nhắm vào những mục tiêu yếu nhất không giúp phô trương sức mạnh.
Chúng ta muốn đất nước an toàn. Vì vậy chúng ta phải tìm ngọn nguồn của hiểm hoạ khủng bố - những thứ đã nuôi dưỡng các tổ chức như nhà nước Hồi Giáo IS tồn tại. Chúng ta phải tìm ra điểm chung để cùng với mọi người dù xuất phát từ niềm tin tôn giáo hay có nguồn gốc nào cũng phải cùng chiến đấu vì hiểm hoạ chung và tìm kiếm một sự an toàn chung. Đây là điều mà tôi hy vọng bất cứ vị tổng thống nào của đất nước Hoa Kỳ vĩ đại cũng sẽ làm thay cho mọi người dân Hoa Kỳ.
- 02.02.2017-
A. Jolie
Người dịch: Nathan Hồ!
Link gốc: https://www.nytimes.com/